Trà có tốt cho sức khỏe không? Lưu ý về cách dùng trà đúng cách
Các loại trà nói chung đều chứa caffein, một loại hợp chất giúp cơ thể tỉnh táo nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Do đó, nhiều người băn khoăn rằng trà có tốt cho sức khỏe không? Thực tế, ngoài caffein, trà còn chứa nhiều thành phần khác có tác dụng tích cực với sức khỏe nếu bạn dùng trà đúng cách. Hãy cùng UniMall tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Uống trà có lợi cho sức khỏe như thế nào?
Cải thiện trí nhớ và sức khỏe não bộ
Nước trà, đặc biệt là trà xanh không chỉ giúp bạn tỉnh táo mà còn có thể tăng cường chức năng của não bộ, bao gồm cải thiện tâm trạng, trí nhớ và phản xạ. Các nghiên cứu đã chỉ ra, caffeine cùng với L-theanine trong trà xanh sẽ kích thích hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh, giảm thiểu lo âu. Đồng thời, sự kết hợp của hai thành phần này còn mang đến cho bạn nguồn năng lượng ổn định, cảm giác thư thái hơn nhiều so với cà phê.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Trà là thức uống được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Bởi theo nhiều nghiên cứu, trà có tác dụng điều hòa huyết áp và kiểm soát cholesterol hiệu quả. Đó là nhờ hợp chất flavonoids có trong trà với khả năng làm chậm quá trình phân hủy cholesterol, giảm hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đột quỵ...
Giảm nguy cơ ung thư
Trà đã được chứng minh với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư. Trong đó, hợp chất EGCG với vai trò là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy tế bào dẫn đến bệnh ung thư và các bệnh lý nguy hiểm khác. Ngoài ra, polyphenol cũng được biết đến với công dụng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Nước trà cũng tốt cho người bệnh tiểu đường nhờ chất chống oxy hóa polyphenol, giúp mở rộng động mạch, hạ huyết áp, giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa đông máu,... Từ đó, có thể ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, trà xanh còn có các thành phần khác giúp kích thích sản sinh insulin. Nhờ vậy, quá trình trao đổi glucose được cải thiện và hạn chế dư thừa đường trong máu.
Giúp xương khớp chắc khỏe
Trà xanh với đặc tính chống viêm có thể làm giảm tình trạng viêm xương khớp. Đó là nhờ thành phần catechin góp phần làm chậm quá trình lão hóa xương, giảm thiểu tình trạng loãng xương, rạn nứt xương. Các thành phần hoạt tính sinh học của trà xanh còn có thể cải thiện mật độ khoáng của xương, hỗ trợ phát triển xương.
Một số lưu ý khi dùng trà
Không pha trà ở nhiệt độ cao: Nước pha trà chỉ nên khoảng 80 độ C. Nếu nước quá nóng thì các dưỡng chất trong trà dễ bay hơi, gây hại cho sức khỏe. Bạn cũng không nên dùng trà đã nguội lạnh, dễ gây lạnh bụng.
Không dùng trà quá đặc: Trà đặc chứa hàm lượng tanin rất cao. Ngoài ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, làm giảm hấp thụ chất sắt dẫn đến bệnh thiếu máu, uống trà đặc với hàm lượng cafein cao sẽ gây nhức đầu và mất ngủ.
Không uống trà lúc đói: vi lúc này, trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm chức năng tiêu hóa. Hơn nữa, khi dạ dày trống rỗng, tanin trong trà đi vào tạng phế dễ gây đau bụng, ảnh hưởng đến khẩu vị khi ăn.
Không uống trà để quá lâu: Trà để càng lâu thì hàm lượng cafein và tanin trong trà càng tăng, đồng thời hàm lượng dưỡng chất giảm xuống do quá trình oxy hóa tự nhiên. Trà sẽ không còn giữ được hương vị thơm ngon vốn có.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc uống trà có tốt cho sức khỏe không. Trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng chỉ khi dùng trà đúng cách với lượng vừa đủ mỗi ngày, mới có thể ngăn ngừa được những tác dụng phụ không mong muốn. Hãy theo dõi các bài viết khác trên UniMall để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác về trà nhé.
>>>Xem thêm: