banner-blog-post-1632469160.jpg

Mách bạn cách tập cho bé thói quen ăn vặt đúng cách

Hầu hết các bé đều thích đồ ăn vặt, đặc biệt là những món ăn có mùi vị và màu sắc hấp dẫn. Phần lớn đồ ăn vặt nói trên đều có hàm lượng đường và chất béo cao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đó là chưa kể, trên thị trường xuất hiện nhiều loại đồ ăn vặt không đảm bảo chất lượng, có thể gây rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, ăn vặt cũng sẽ có lợi cho sự phát triển của bé nếu bố mẹ tập cho bé thói quen ăn vặt đúng cách.

Tại sao trẻ có thói quen ăn vặt?

Trẻ thường lớn nhanh và rất năng động nên có nhu cầu cao về năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nhưng dạ dày của trẻ em nhỏ hơn người lớn, vì vậy trẻ không thể ăn nhiều thức ăn trong một bữa và thường cảm thấy đói giữa các bữa ăn. Nếu chỉ cho trẻ ăn 3 bữa chính, trẻ có thể không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết. Do đó, bổ sung các bữa phụ ngoài các bữa chính có lợi cho sự phát triển của trẻ hơn. 

Những điều cần lưu ý khi tập cho bé thói quen ăn vặt đúng cách

Ăn vặt đúng cách không chỉ giúp bé phát triển toàn diện, mà còn góp phần hình thành thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những cách thức đơn giản, dễ thực hiện để giúp bé tập thói quen ăn vặt lành mạnh:

Lựa chọn thực phẩm ăn vặt lành mạnh

Khi lựa chọn đồ ăn vặt cho bé, bố mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn nhanh, chứa nhiều đường và chất béo “xấu” như đồ chiên rán, nước ngọt có ga, các loại snack đóng gói sẵn,... Thay vào đó, hãy bổ sung những thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất và chỉ nên giới hạn trong khoảng từ 100-200 calo. Có thể kể đến như:

Lựa chọn thực phẩm ăn vặt lành mạnh

  • Các chế phẩm từ sữa: phô mai, sữa chua
  • Bột yến mạch
  • Bánh quy giòn
  • Rau củ và trái cây tươi (chuối, táo, lê,..)

Hãy thử kết hợp các thực phẩm nói trên với các gia vị thảo mộc, để kích thích vị giác và tăng hứng thú cho bé. Bạn có thể sử dụng bột tỏi, bột quế, thì là, húng quế,,.. kết hợp với trái cây, rau xanh, yến mạch, ngũ cốc cho bé thưởng thức. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, những gia vị nói trên vô cùng an toàn và giàu dưỡng chất có lợi cho trẻ.

Kiểm soát nhu cầu ăn vặt của bé

Khi trẻ bắt đầu đi học, vì ham vui theo bạn bè mà bé sẽ ăn đồ ăn vặt bên ngoài. Dù đó có thể là những thực phẩm không tốt, nhưng đừng quá nghiêm khắc mà cấm đoán trẻ. Thay vào đó, bạn hãy điều chỉnh mong muốn của bé, cho phép bé ăn khi bé ngoan ngoãn, vâng lời. Đây cũng là phương pháp tốt giúp bé tránh được thói quen ăn uống xấu. Mặt khác, bạn hãy chuẩn bị đồ ăn vặt cho bé mang đi học từ những thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp, ít đường và ít chất béo. Từ những thực phẩm lành mạnh đã đề cập ở trên, bạn có thể thử sáng tạo nhiều công thức làm đồ ăn vặt khác nhau, để giúp bé tập thói quen ăn uống tốt hơn.

Thời điểm thích hợp cho bé ăn vặt

Thời điểm thích hợp cho bé ăn vặt

Đó là khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn chính, cách bữa chính ít nhất từ 1-1,5 tiếng. Thời gian ăn vặt của bé có thể cố định hoặc không, nhưng cần đảm bảo không ăn vặt quá gần thời gian ăn bữa chính. Vi như thế bé sẽ cảm thấy đầy bụng, không còn cảm giác thèm ăn. 

Đồ ăn vặt cũng là một phần trong chế độ ăn uống, giúp bé cân bằng dưỡng chất tốt hơn. Do đó, giúp bé hình thành thói quen ăn uống khoa học, sử dụng những thực phẩm lành mạnh là điều cần thiết để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Xem thêm: