banner-blog-post-1632469160.jpg

Cách nêm gia vị cho bé ăn dặm chuẩn khoa học

Giai đoạn ăn dặm có thể coi là cột mốc đánh dấu “sự trưởng thành” đầu đời của bé. Thời điểm này bé cần tiêu thụ thêm nhiều loại thực phẩm phong phú hơn, ngoài nguồn dinh dưỡng chủ yếu là sữa mẹ. Đồng thời, ở giai đoạn này mẹ có thể cho bé làm quen với gia vị, để phát triển vị giác cho bé. Nhưng nên nêm gia vị cho bé ăn dặm như thế nào mới tốt cho bé là vấn đề chung được nhiều người mẹ quan tâm. Trong bài viết dưới đây, UniMall sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.

Nên bắt đầu nêm gia vị cho bé ăn dặm vào lúc nào?

Theo nghiên cứu, khi trẻ được hơn 4 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho bé ăn dặm nhưng chủ yếu là đồ ăn dạng tinh bột. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã tiết ra enzyme amylase, có khả năng tiêu hóa một lượng tinh bột nhất định. Tuy vậy, phải đến khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa mới phát triển hoàn thiện hơn để tiêu thụ được nhiều nhóm thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa,...

Nêm gia vị cho bé ăn dặm

Mẹ cũng đừng lo lắng về cân nặng của bé mà cho bé ăn dặm quá sớm. Khi bé có các biểu hiện như: đòi bú mẹ nhiều hơn, hào hứng khi bố mẹ đút thức ăn, tiếp nhận và nuốt thức ăn thay vì dùng lưỡi đẩy thức ăn ra,... thì mẹ có thể yên tâm cho con tập ăn dặm vì bé đã ở trạng thái sẵn sàng. 

Nêm gia vị ăn dặm cho bé phù hợp với từng giai đoạn

Ở giai đoạn dưới 1 tuổi

Đồ ăn dặm cho bé không nên nêm bất kỳ gia vị nào. Thời điểm này bé chỉ cần cảm nhận được hương vị tự nhiên từ thực phẩm. Vì trong thực phẩm bé tiêu thụ đã có một lượng đường, muối nhất định đủ cho sự phát triển của bé. Ngược lại, nếu mẹ thêm đường, muối hay bột nêm ở giai đoạn này sẽ làm rối loạn vị giác ở trẻ, cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé mà điển hình là canxi. Do đó, nhiều khả năng bé sẽ bị còi xương hoặc loãng xương về sau.

Ở giai đoạn từ 1-3 tuổi

Bé có thể làm quen với muối, đường với một lượng vừa đủ. Mẹ cần lưu ý là vị giác của trẻ nhạy hơn người lớn rất nhiều với khoảng 10.000 núm vị giác. Vì vậy, nếu mẹ nêm đồ ăn thấy vừa miệng tức là bé sẽ thấy rất mặn. Khi tập cho bé làm quen với gia vị, ngoài muối, đường, mẹ có thể dùng thêm các gia vị tự nhiên, vừa giúp bé ăn ngon hơn, vừa kích thích việc hấp thụ dưỡng chất và rất an toàn cho sự phát triển của bé sau này.

Gia vị ăn dặm cho bé từng giai đoạn

  • Hạt tiêu đen chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho tiêu hóa của bé như kali, sắt, canxi, kẽm, vitamin A,...

  • Bột tỏi có thể thêm vào đồ ăn dặm cho bé, không chỉ tạo mùi thơm hấp dẫn mà còn rất an toàn cho bé.

  • Rau húng quế: xắt nhỏ húng quế để thêm vào đồ ăn cho bé có nhiều lợi ích giúp bé tiêu hóa tốt hơn và tăng cảm giác ngon miệng.

  • Ngoài ra, thêm những gia vị thảo mộc khác như hành lá, mùi tây, gừng, bột quế,.. khi nấu cháo hay làm bánh ăn dặm cho con cũng được khuyến khích. Khi đó, bé sẽ được khám phá nhiều hương vị phong phú hơn và đây cũng là bí quyết được nhiều mẹ áp dụng để tránh tình trạng biếng ăn ở trẻ sau này.

Ở giai đoạn sau 3 tuổi 

Bé có thể ăn theo khẩu vị gia đình. Dù vậy, các gia vị muối, đường, hạt nêm, nước mắm nên được nêm nếm vừa phải. Thay vào đó, mẹ nên sử dụng các gia vị tự nhiên nhiều hơn, vừa ăn toàn vừa có lợi cho sức khỏe của bé cũng như cả gia đình. 

Gia vị ăn dặm cho bé là không thể thiếu và góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. Hãy để con khám phá nhiều hương vị phong phú hơn từ các loại thảo mộc, để bé có thể nhận được nhiều nguồn dưỡng chất và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

Xem thêm: Nhóm các gia vị tạo mùi cho mọi món ăn ngon