Gia vị hoàn chỉnh phở - Bí quyết nấu phở đậm vị truyền thống
Phở là món ăn dân dã mang đậm văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Món ăn với nước dùng thơm ngọt, bổ dưỡng từ xương ninh, phần thịt thái mỏng hòa quyện trong từng sợi phở trắng mềm. Từ khi ra đời vào những năm đầu thế kỉ 20 cho đến nay, phở luôn là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Cảm nhận về món phở, người Hà Nội nói rằng họ có thể ăn phở cho cả bữa sáng, bữa chiều và bữa đêm, ăn phở nhiều lần trong tháng, trong năm và yêu thích nó trong suốt nhiều năm.
Món phở có từ bao giờ?
Phở là món ăn phổ biến ở Việt Nam từ lâu. Năm 1931, từ “phở” xuất hiện trong quyển Việt Nam tự điển của Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức chỉ món ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò. Trong tác phẩm Nhớ và ghi về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Công Hoan từng viết “1913… trọ số 8 hàng Hài… thỉnh thoảng tôi được ăn phở (gánh phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Trong bức thư gửi từ Paris cho gia đình năm 1906, nhà văn nhà báo cụ Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936) cũng đã đề cập đến việc mình nhớ hương vị phở như thế nào. Từ nhiều nguồn tư liệu người ta nhận định rằng, phở ra đời ở Việt Nam từ những năm đầu đầu thế kỷ 20.
Nguồn gốc của phở
Không có thông tin chính xác về nguồn gốc của phở. Có giả thuyết cho rằng phở bắt nguồn từ món thịt bò hầm của Pháp - pot-au-feu (đọc như “pô tô phơ”). Cũng có ý kiến cho rằng phở bắt nguồn từ món “xáo trâu” phổ biến ở miền bắc Việt Nam. Đây là món ăn được chế biến từ thịt trâu thái mỏng ướp gia vị và xáo (xào), ăn cùng với bún và chan thêm nước xào. Tuy có nhiều giả thuyết về nguồn gốc sâu xa của món phở nhưng có một điều chắc chắn rằng phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, sau mới lan rộng ra các tỉnh miền Trung và miền Nam.
Ngày nay, món phở truyền thống đã được chế biến với hương vị khác nhau theo từng vùng miền. Phở Bắc (phở ở miền Bắc) thì có vị mặn, phở ở miền Trung có vị ngọt và khi du nhập vào Nam, món phở cũng thiên về vị ngọt và ăn cùng với nhiều loại rau, bánh phở ở miền Nam cũng nhỏ hơn so với ngoài Bắc. Tuy có sự khác nhau về vị nhưng điểm còn giữ nguyên đó là phở phải được làm từ nước dùng trong vắt nấu từ xương cùng các loại gia vị thảo mộc, sợi bánh phở phải trắng mềm ăn cùng thịt thái mỏng và hành lá.
Bí quyết nấu phở chuẩn vị với gia vị hoàn chỉnh phở
Nấu phở không cần quá nhiều nguyên liệu nhưng lại phức tạp về cách chế biến và nêm nếm vì thế thường “làm khó” các chị em nội trợ. Để giúp người nội trợ chế biến món phở một cách nhanh gọn đơn giản, các sản phẩm gia vị hoàn chỉnh phở đã được cho ra đời.
Sản phẩm Gia vị nấu phở bò hay Gia vị phở gà sẽ đảm nhận “trọng trách” tạo hương vị truyền thống cho phần nước dùng, còn việc của các chị em chỉ là hoàn thiện món ăn bằng những nguyên liệu ăn kèm. Đối với phở bò thì bạn chuẩn bị những lát bò thái mỏng sau đó trụng sơ và ăn cùng với hành mùi thái nhỏ, rau giá hay hành tây thái lát. Còn đối với phở gà bạn có thể thưởng thức cùng thịt gà, thêm chút hành lá và lá chanh.
Không những giúp bạn có món phở thơm ngon chuẩn vị, các gia vị và thảo mộc tự nhiên trong Gói gia vị nấu phở bò, Gia vị nấu phở gà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quế có tác dụng trong việc điều trị rối loạn dạ dày, là vị thuốc thiên nhiên tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu. Hoa hồi giúp tăng cảm giác ngon miệng, kích thích chức năng hệ tiêu hóa. Thảo quả giúp giảm huyết áp, hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa. Cải thiện sức khỏe của gan, giảm căng thẳng là công dụng của đinh hương.
Gia vị hoàn chỉnh phở - vũ khí bí mật cho người nội trợ. Với gia vị hoàn chỉnh, chỉ mất chút xíu thời gian nấu nướng là bạn đã có ngay một món ngon chiêu đãi cả nhà. Có gia vị hoàn chỉnh, việc vào bếp không còn là “gánh nặng” với chị em nội trợ, đặc biệt là những người phụ nữ hiện đại, luôn bận rộn với công việc và cuộc sống.
Xem thêm: Bữa sáng thơm ngon và tiện lợi với gia vị hoàn chỉnh bún bò Huế