banner-blog-post-1632469160.jpg

Các nguyên tắc cân bằng âm dương - ngũ hành trong bữa cơm gia đình

Từ xa xưa, người Việt đã rất chú trọng đến các yếu tố trong ngũ hành liên quan đến vấn đề tương sinh tương khắc trong mọi mặt đời sống. Trong ẩm thực, quan niệm này càng được thể hiện rõ nét hơn qua cách kết hợp các loại thực phẩm và gia vị, để tạo nên một tổng thể hài hòa cho bữa ăn. Cùng UniMall tìm hiểu cụ thể hơn về các nguyên tắc cân bằng âm dương - ngũ hành trong mâm cơm gia đình việt qua bài viết dưới đây nhé.

Bảo đảm tính hài hòa âm dương của các món ăn

Dù vào các dịp lễ Tết hay bữa cơm hằng ngày, trên mâm cơm của người Việt không thể thiếu cơm và canh. Cơm nấu từ gạo là tinh hoa của đất, còn canh thường đại diện cho tinh hoa của nước khi có sự kết hợp của nhiều loại rau củ. Trong ngũ hành, đất thuộc hành thổ, nước thuộc hành thủy và đây chính là hai nhân tố khởi đầu cho thuyết ngũ hành.

TÍnh hài hòa âm dương trong món ăn

Bên cạnh đó, các món ăn khác cũng được chế biến từ các nguyên liệu và gia vị có sự hài hòa về âm dương, ngũ hành. Theo nguyên tắc tương sinh tương khắc, một số món ăn có tính hàn (ít nhiệt, thuộc hành thủy) như các loại rau bắp cải, cá, bí đao,... không thể thiếu gừng khi chế biến. Vì gừng vốn được biết đến là gia vị có tính nóng, nên thường được kết hợp với các món ăn có tính hàn nói trên. Tương tự như gừng, các gia vị có tính dương mạnh khác như ớt, hạt tiêu đen,... là gia vị quen thuộc trong các món hải sản tươi ngon như tôm, mực, ốc,...

Đó là một vài ví dụ về các sự kết hợp trong nấu ăn tuân thủ theo quy luật âm dương hài hòa, giúp món ăn tăng thêm hương vị, kích thích vị giác khi thưởng thức hơn.

Sự hài hòa âm dương trong cơ thể

Theo quan niệm trong Đông y, sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể hay nói cách khác là cách dùng thức ăn không đúng là nguyên nhân sinh ra bệnh tật. Do đó, muốn bồi bổ cơ thể cho người ốm mau khỏe, cần tuân thủ theo quy luật âm dương trong chế độ ăn uống. 

Bữa cơm đảm bảo âm dương cho cơ thể

Đó cũng là lý do có nhiều bài thuốc dân gian tuy đơn giản, nhưng cũng mang đến hiệu quả nhất định. Ví dụ, dùng gừng, tỏi để trị chứng đau bụng do đầy bụng hay lạnh bụng; dùng nghệ trị bệnh hạ đường huyết, giúp bổ máu, kết hợp với mật ong có thể điều trị chứng đau dạ dày,...

Đảm bảo sự cân bằng âm dương với môi trường tự nhiên

Nói cách khác, đó là việc sử dụng thực phẩm theo mùa. Việt Nam thuộc đới khí hậu nóng ẩm, có hai mùa nóng và lạnh khá rõ nét, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm theo mùa góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng giữa con người và môi trường.

Bữa cơm gia đình cân bằng

Cơ cấu bữa ăn của người Việt cũng vì vậy mà thay đổi theo từng mùa. Mùa hè nắng nóng, trong mâm cơm không thể thiếu các loại rau, củ quả tươi, tôm cá (có tính âm). Khi chế biến, các gia đình thường ưa chuộng các món luộc, hấp, canh, nộm, dưa muối,... vừa dễ ăn vừa có tác dụng giải nhiệt. Vào mùa đông lạnh, người Việt ở các tỉnh, thành phố phía Bắc thích các loại thực phẩm có tính dương nhiều hơn như thịt, mỡ động vật để giúp cơ thể chống lạnh. Thay vì các kiểu chế biến đơn giản như mùa hè, các món xào, kho, rim, rán phổ biến hơn cả. 

Sự hòa quyện và hài hòa về âm dương - ngũ hành trong thói quen ăn uống của người Việt có thể thấy ở bất kỳ vùng miền nào. Không chỉ giúp ăn ngon, đây còn là cách thức hiệu quả trong phòng bệnh, chữa bệnh, giữ gìn sức khỏe từ nhiều đời nay. 

Như vậy, có thể nhận thấy, sự kết hợp nguyên liệu và gia vị trong nấu ăn không chỉ là thói quen, mà còn thể hiện những quan niệm về âm dương - ngũ hành được người xưa truyền lại. Khi có sự hài hòa về âm dương, các món ăn càng thêm thơm ngon, đậm đà và có lợi cho sức khỏe hơn.

Xem thêm: