Sử dụng muối như thế nào thì tốt cho sức khỏe?
Muối mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vì đây là khoáng chất thiết yếu rất cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, mỗi người chỉ cần tiêu thụ một lượng muối vừa đủ mỗi ngày. Vậy nên sử dụng muối như thế nào mới có lợi cho sức khỏe? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có lời giải đáp thỏa đáng cho vấn đề này.
Sự cần thiết của muối đối với sức khỏe
Muối là một trong những khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì các hoạt động của con người. Hàm lượng natri trong muối giúp cho tâm trí chúng ta luôn nhạy bén và là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Natri cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp ổn định. Bên cạnh đó, muối còn giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, điều chỉnh sự phát triển hệ thần kinh trung ương, tác động trực tiếp đến tần số và lượng oxy tiêu thụ của tim, cũng như khả năng sản sinh hồng cầu ở các tế bào cùng rất nhiều lợi ích khác.
Nên ăn bao nhiêu muối một ngày là đủ
Muối được sử dụng hằng ngày trong khẩu phần ăn của mỗi người. Lượng muối nạp vào cơ thể nhiều hay ít còn tùy vào khẩu vị của từng người. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thói quen ăn mặn thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Trong khi đó, chế độ ăn quá nhạt cũng để lại những hệ quả không tốt như khiến cơ thể luôn mệt mỏi, chán ăn,.. dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vậy cần tiêu thụ bao nhiêu lượng muối trong một ngày?
Đối với người trưởng thành có sức khỏe bình thường nên tiêu thụ dưới 5g muối/ngày. Mức natri tối thiểu cơ thể cần được cung cấp để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ thể là khoảng 200-500mg/ngày (tương đương 0,5-1,2g muối/ngày).
Đối với trẻ nhỏ: trẻ dưới 1 tuổi thì lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5g và với trẻ sơ sinh chỉ cần dưới 0,3g muối/ngày là đủ.
Đối với bệnh nhân huyết áp cao: nên duy trì một chế độ ăn nhạt, tức là chỉ tiêu thụ từ 2-3g muối/ngày và bổ sung thực phẩm giàu kali, vitamin, chất xơ và khoáng chất có lợi.
Người từ 45 tuổi trở lên cũng nên hạn chế ăn muối, chỉ cung cấp lượng muối cần thiết theo khuyến cáo.
Phương pháp cân bằng lượng muối trong cơ thể
Cách xác định lượng muối trong khẩu phần ăn
Thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hằng ngày có khoảng 400mg natri (tương đương với 1g muối). Hải sản sẽ có lượng muối cao hơn các thực phẩm tự nhiên khác. Muối thường có nhiều trong các gia vị mặn. Theo đó, 1g muối có 400mg natri, 1g hạt nêm có 200mg natri, 1g bột ngọt có 130mg natri, 1ml nước mắm có 77mg natri, 1ml nước tương có 56mg natri. Mỗi gói mì ăn liền chứa trung bình 4,3g muối, với khoảng 1700mg natri.
Dựa vào những thông tin trên, bạn đọc nên có sự điều chỉnh hợp lý trong quá trình sử dụng gia vị mặn hằng ngày.
Thực hiện một chế độ ăn ít muối
Dưới đây là một vài giải pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng hằng ngày, để thực hiện một chế độ ăn ít muối:
Hạn chế việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, đồ đóng hộp,...
Kiểm tra hàm lượng muối trên nhãn các sản phẩm đồ ăn nhanh.
Chọn cách chế biến đơn giản, tránh tẩm ướp hay nêm nếm quá nhiều gia vị cho món ăn. Ưu tiên các món hấp, luộc để giữ được hương vị tự nhiên cũng như dưỡng chất từ đồ ăn.
Hạn chế sử dụng muối, đường, bột ngọt,... để nêm nếm đồ ăn và thay thế bằng các gia vị tự nhiên khác, an toàn cho sức khỏe hơn như bột tỏi, chanh, bột tiêu đen, hành, gừng, thì là,...
Muối chỉ thực sự có lợi cho sức khỏe nếu được sử dụng với
lượng vừa đủ mỗi ngày. Nếu bạn đang băn khoăn về địa chỉ uy tín để tìm mua các gia vị thay thế muối, đừng quên truy cập vào UniMall nhé.